“Thạch Cảm Đương” còn được gọi là “Thái Sơn Thạch Cảm Đương”, “Thạch Tướng quân” hay “Đá thần”… Bia Thái Sơn Thạch Cảm Đương là loại phù khắc chữ trên đá, có thể là tảng đá nguyên, có thể là bia đá, có thể là với tượng đồng kỳ lân hay đầu hổ, hay là tấm bia dán trên tường, trên gương bát quái…
“Thạch Cảm Đương” còn được gọi là “Thái Sơn Thạch Cảm Đương”, “Thạch Tướng quân” hay “Đá thần”… Bia Thái Sơn Thạch Cảm Đương là loại phù khắc chữ trên đá, có thể là tảng đá nguyên, có thể là bia đá, có thể là với tượng đồng kỳ lân hay đầu hổ, hay là tấm bia dán trên tường, trên gương bát quái…
Ba chữ “Thạch Cảm Đương” nghĩa là Đá dám đương đầu, đá có thể chống lại mọi thế lực hắc ám.
“Thái Sơn Thạch Cảm Đương” có nghĩa rất đơn giản là: đá của Thái Sơn có thể chống đỡ được tất cả mọi thứ. Đây là Linh Vật Hóa Sát khá phổ biến trong Phong Thủy, nhất là ngoài miền Bắc.
Thạch Cảm Đương đã có lịch sử lâu đời, những ghi chép sớm nhất về Thạch Cảm Đương xuất hiện từ đời Hán.
Tương truyền rằng năm 1044, ở huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến đã phát hiện ra Thạch Cảm Đương có khắc dòng chữ: “thạch cảm dương, trấn bách quỷ, yểm bách ương, quan sử phúc, bách tính khang, phong giáo thịnh, lễ nhạc xương”.
Sở dĩ Thạch Cảm Đương được thêm vào chữ Thái Sơn vì nó liên quan tới đại vị “tổ tông ngũ nhạc” của Thái Sơn.
Người ta cho rằng đá trên núi Thái Sơn có năng lực siêu nhiên và rất linh thiêng, Hán Vũ Đế từng lấy đá ở đây mang về để ở trong cung trừ tà, thấy thế, người dân cho rằng, đến vua còn dùng đá của núi Thái Sơn để bảo vệ đất nước, thì đương nhiên có thể bảo vệ được cho họ.
Thái Sơn Thạch Cảm Đương không phải đều được làm từ đá của núi Thái Sơn, thường thì chúng được lấy theo đá của vùng gần nhất, chỉ là dựa vào hai chữ Thái Sơn linh thiêng để tăng thêm hiệu quả trừ tà.
Vật phẩm phong thủy Bia Thạch Cảm Đương cũng có nhiều hình dáng: hình tròn, h